Chị Nguyễn Thái Vinh (Gia Lâm, Hà Nội) chia sẻ, cách đây không lâu, cô con gái Minh H. (4 tuổi) của chị phải nhập việc cấp cứu vì sốc nhiễm trùng nặng do tự ý cho dùng kháng sinh. Khi vào viện, H. có triệu chứng rất giống với bệnh viêm phổi. Tuy nhiên, sau một thời gian điều trị, bệnh nhi không những không có dấu hiệu phục hồi mà còn diễn biến nặng hơn.
Lúc đó, các bác sỹ tiên lượng H. đối diện với nguy cơ tử vong cao. Bệnh tình của cháu H. chỉ được phát hiện chính xác, điều trị kịp thời khi bác sĩ quyết định chọc não tủy và phát hiện cháu bị viêm màng não mủ. Sở dĩ tình trạng bệnh của H. khó chẩn đoán vì chị Vinh đã cho con dùng kháng sinh liều cao khiến cho các triệu chứng bệnh bị méo mó.
Đây không phải là trường hợp hy hữu mà rất nhiều bệnh nhi phải nhập viện do bố mẹ tự ý cho con uống kháng sinh. Để cảnh tỉnh các bậc phụ huynh, gần đây, trên trang cá nhân của BS Dương Minh Tuấn hiện đang công tác tại BV Vạn Hạnh (TPHCM) đã có status khẩn thiết cảnh báo về tình trạng kháng kháng sinh hiện nay.
BS Tuấn dẫn chứng: “Đây là trường hợp bệnh nhân thứ 5 tôi gặp trong một tháng tại khoa với kết quả cấy đàm làm kháng sinh đồ ra vi khuẩn kháng mở rộng (còn chủng vi khuẩn đa kháng, hiểu nôm na là kháng hầu hết các nhóm kháng sinh được thử)”. Dẫn chứng mà bác sỹ Tuấn đưa ra là hồi chuông cảnh báo đến các bậc cha mẹ đừng tự tay gây hại đến sức khỏe của con.
Trao đổi với phóng viên, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng - nguyên Trưởng khoa Nhi - BV Bạch Mai cho biết, tại khoa, nhiều bệnh nhi được thử kháng sinh đã cho kết quả kháng tất cả các loại kháng sinh thông thường. Vì thế, bác sĩ phải có biện pháp kết hợp nhiều loại kháng sinh và kê liều cao hơn, nếu không thì người bệnh không thể cứu được.
“Đã có không ít trường hợp bệnh nhi tử vong vì bệnh rất đơn giản do vi khuẩn gây nên nhưng kháng sinh vô tác dụng. Có bệnh nhi đưa đến viện với triệu chứng viêm hô hấp trên nhưng nhanh chóng chuyển thành viêm phổi cấp vì tự ý dùng thuốc kháng sinh. Có cháu bé chỉ sau vài giờ phổi đã trắng xoá do loại vi khuẩn mà kháng sinh thế hệ thứ 2, thứ 3 đều bó tay”, PGS Dũng khuyến cáo.
Tình trạng kháng kháng sinh ngày càng gia tăng, trong khi đó, có những loại kháng sinh lên đến 7-8 triệu đồng/ lọ, phải sử dụng nhiều lần và kết hợp nhiều loại nên có bệnh nhân không có khả năng chi trả.
“90% bệnh nhân khi tìm tới bác sĩ đã được cho sử dụng thuốc từ trước. Họ nghĩ rằng uống không đỡ thì tăng liều và tăng đến nửa tháng không khỏi lúc này mới tìm đến bác sĩ. Họ không biết rằng chỉ cần dễ dàng mua viên thuốc vài nghìn đồng vô tình đẩy sức khoẻ của mình đến trạng thái ngàn cân treo sợi tóc”, PGS.Dũng cảnh báo.
Mua thuốc kháng sinh dễ như mua kẹo
Theo ghi nhận tại các bệnh viện như Nhi Trung ương, Xanh-Pôn, khoa Nhi- Bệnh viện Bạch Mai…, tình trạng kháng kháng sinh ngày càng trầm trọng. Các bệnh viện đã ghi nhận và cảnh báo về trường hợp xuất hiện chủng vi khuẩn toàn kháng (tức là kháng hết tất cả các nhóm). Điều nguy hiểm, vi khuẩn ngày càng có xu hướng đề kháng kháng sinh nhanh hơn, nhiều hơn và đề kháng đồng thời nhiều kháng sinh ở mức độ cao.
Trong khi đó, người dân chỉ cần hắt hơi, sổ mũi là tá hỏa chạy ra hiệu thuốc tìm mua thuốc kháng sinh về uống.
“Người dân vẫn có thói quen ngại đến bệnh viện và tự mua thuốc kháng sinh dẫn đến việc tự kê đơn, bốc thuốc cho con. Thế nhưng, ít ai biết rằng, thói quen đó lại đang gây hại cho chính những đứa con của mình”, BS Thu Hà - BV Xanh-Pôn nhận định.
Theo khảo sát của PV báo Người Đưa Tin, tại các hiệu thuốc trên địa bàn Hà Nội, chỉ cần nói bất kỳ một tên thuốc kháng sinh nào là người mua được đáp ứng ngay lập tức. Thậm chí, khách hàng cần mua số lượng lớn cũng được chiều lòng.
Trong vai một người mua thuốc, khi chúng tôi tìm đến một hiệu thuốc trên phố Thái Thịnh (Hà Nội), chỉ cần kể triệu chứng là người bán đã bắt ra hàng loạt bệnh và “kê đơn” cho một loạt thuốc điều trị và trong đó không thể thiếu các loại kháng sinh như: ampicillin, amoxicillin, cephalexin, azithromycin… Điều đáng nói là, chính những người mua thuốc cũng không hề biết tác dụng thật sự và tác dụng phụ khi dùng những loại thuốc này.
Người bán chỉ cần quan tâm đến lợi nhuận. Khách hàng đặt niềm tin tuyệt đối cho người bán và kết cục tiền mất, tật mang. Nhiều bà mẹ ân hận vì suýt giết con bởi những lọ thuốc kháng sinh dùng tùy tiện, theo "đơn" của những người bán thuốc!
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Bài viết phổ biến
-
Từ trước đến nay, đa phần chúng ta vẫn nghe theo một quan niệm sau: ăn nhiều rau, tập thể dục, và uống thuốc bổ - vitamin. Thực ra, quan niệ...
-
Khi đó, nước mắt nhân tạo có vai trò thay thế nước mắt tự nhiên, giúp bổ sung và duy trì độ ẩm cho bề mặt nhãn cầu, cải thiện tình trạng khô...
-
Theo khảo sát của Bộ Y tế tại gần 3.000 nhà thuốc, cứ 10 người mua thuốc kháng sinh thì có tới 9 người mua không theo đơn chỉ định của bác s...
-
Hầu hết, người đàn ông nào cũng phải trải qua việc xuất tinh sớm một vài lần trong đời. Nếu điều đó không thường xuyên thì chẳng có gì đán...
-
Riềng là một loại gia vị phổ biến cũng như gừng, tỏi, nghệ… Có 2 loại riêng: riềng thuốc hay cao hương khương, co khá (Thái), kim sung (Da...
-
Bệnh nhân đến khám tại Trung tâm Nam học, BV Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội) và được chỉ định làm siêu âm hệ tiết niệu - tuyến tiền liệt, xét ng...
-
Ung thư tuyến tiền liệt Đây là căn bệnh ung thư số một nam giới hay mắc phải và là kẻ giết người số 2 chỉ sau ung thư phổi. Ung thư tuyến ti...
-
Là một người đàn ông, có thể bạn đã nghe rất nhiều lời khuyên để bảo vệ sức khỏe sinh sản của mình: Không nên mặc quần lót quá chật, giữ máy...
-
Đa số thanh niên đến tuổi hoặc vừa qua tuổi dậy thì đều nổi mụn trứng cá ở mặt. Nổi mụn ở tuổi dậy thì là hiện tượng tự nhiên do sự phát t...
-
Nhưng trên thực tế, có khoàng 70% nam giới là giả xuất tinh và nguyên nhân thường gặp như sau. Không tạo ra khoái cảm tình dục cho phụ nữ Ch...
Labels
ảnh
bài thuốc
bài thuốc dân gian
bệnh lây nhiễm
cường dương
đàn ông
đau bụng dưới
đau bụng kinh
đông y
gia đình
Hormone
kinh nguyệt
mãn kinh
nam giới
nội tiết nữ
nữ giới
phụ khoa
phụ nữ
rau củ chữa bệnh
recent
sinh sản
sống khỏe
tây y
thụ thai
thuốc tây
thực phẩm chức năng
tình dục
tránh thai
tuyến tiền liệt
viêm âm đạo
vitamin
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét