Không chỉ hình thành các tế bào hồng cầu khỏe mạnh, vitamin B còn giúp cơ thể nhận diện mã gene để các chức năng hoạt động tốt.
Nếu để cho cơ thể thiếu hụt vitamin B1, trí tuệ của bạn sẽ bị sa sút cũng như gặp phải những vấn đề về vận động. Đây là hậu quả của việc thiếu dinh dưỡng, nghiện rượu và nôn quá nhiều trong thai kỳ.
Môi khô nứt nẻ chính là biểu hiện rõ nhất khi bạn thiếu vitamin B2. Loại vitamin này cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra năng lượng cho cơ thể.
Thiếu hụt vitamin B3, bạn sẽ bị kích ứng như đỏ, ngứa, phát ban da... vì đây chính là vitamin cung cấp năng lượng cho các tế bào.
Đối với những người có những triệu chứng như lú lẫn, dễ bị kích động, thường xuyên căng thẳng và dẫn đến trầm cảm, họ cần được bổ sung vitamin B6 để tăng cường chức năng thần kinh.
Vitamin B9 rất cần thiết cho phụ nữ mang thai để tránh nguy cơ thiếu máu và khuyết tật ống thần kinh ở trẻ sơ sinh.
Bị tê cứng, ngứa ran ở bàn tay và bàn chân là dấu hiệu cơ thể thiếu hụt vitamin B12.
Có một sự thật là vitamin B không được lưu trữ trong cơ thể con người nhưng tan lại trong nước. Vì thế, chúng ta cần lưu ý hấp thụ vitamin B mỗi ngày từ thực phẩm. Riêng vitamin B12 chỉ có trong thức ăn từ động vật như thịt, gia cầm và sữa nên người ăn chay nên dùng thuốc bổ sung.
Để cung cấp vitamin B cho cơ thể, chúng ta nên dùng đậu mỗi ngày. Không chỉ là nguồn trữ vitamin B dồi dào, đậu còn chứa nhiều chất xơ, làm giảm lượng đường cũng như cholesterol trong máu. Nếu sợ ngán, bạn có thể trộn đậu với rau xà lách làm nên món salad bổ dưỡng hoặc nấu súp, nấu cháo… để thay đổi khẩu vị.
Nếu chúng ta ăn uống đầy đủ thì việc thiếu hụt vitamin B rất hiếm xảy ra. Tuy nhiên, chỉ có vitamin B12 sẽ bị giảm khả năng hấp thụ bởi hệ tiêu hóa theo thời gian. Đặc biệt, với những người mắc bệnh mãn tính như tiểu đường hoặc trào ngược thì thuốc chữa bệnh sẽ cản trở việc hấp thụ B12.
Ngoài ra, có một số người tâm trạng sẽ bị kích thích quá mức hoặc muộn phiền lo âu khi tích tụ nhiều vitamin B. Nguyên nhân là do cơ địa của họ đào thải vitamin B chậm hơn so với người khác. Vì thế, hãy cẩn thận với vitamin B bổ sung trừ khi được bác sĩ khuyến cáo.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét