Mỗi loại một lợi thế
Hiện nay, trên thị trường Việt Nam có 3 loại sữa chính bị hiểu nhầm là "sữa tươi", bao gồm: sữa tươi 100%, sữa tươi pha với sữa bột và sữa bột pha hoàn toàn. Ở các nước trên thế giới, loại thứ 2 và thứ 3 được gọi là sữa hoàn nguyên.
Nhưng ở Việt Nam rất ít người tiêu dùng phân biệt được sữa tươi và sữa hoàn nguyên bởi lẽ nhà sản xuất thường chỉ ghi chung chung là “sữa tiệt trùng”. Và cũng rất ít người tiêu dùng hiểu được rằng tiệt trùng hay thanh trùng chỉ là tên của 2 công nghệ diệt khuẩn khi sản xuất sữa chứ không phải tên của một loại sữa.
Theo đó, thanh trùng là quá trình sữa tươi được xử lý ở nhiệt độ từ 75 đến 90 độ C trong khoảng thời gian từ 30 giây đến 1 phút rồi được làm lạnh đột ngột xuống 2 đến 4 độ C. Tiệt trùng là quá trình sữa tươi được xử lý ở nhiệt độ cao hơn, từ 140 đến 150 độ C trong khoảng thời gian ngắn (dưới 30 giây), sau đó sữa được làm lạnh và đóng gói.
Khi được hỏi, đại bộ phận người tiêu dùng đều nói họ rất khó trong việc phân biệt các loại sữa. Còn những nhà sản xuất vì lợi nhuận cũng nhập nhèm trong việc đặt tên các loại sữa.
Tuy nhiên, tới đây, khi Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia sữa dạng lỏng QCVN 5:1-2017/BYT của Bộ Y tế ban hành và có hiệu lực với đầy đủ tên gọi của từng loại sản phẩm sữa đi kèm thì các doanh nghiệp sẽ phải rạch ròi trong cách đặt tên sữa, người tiêu dùng cũng sẽ dễ dàng hơn trong việc phân biệt các loại sữa.
Theo đó, Thông tư quy định rõ các loại sữa sẽ được phân chia thành 3 nhóm rõ ràng: Sữa tươi, sữa hoàn nguyên và sữa hỗn hợp, sữa cô đặc và cô đặc có đường. Thông tư sẽ chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01/03/2018.
Quy chuẩn Quốc gia QCVN 5-1:2017/BYT đối với các sản phẩm sữa dạng lỏng cũng giải thích rõ khái niệm của từng loại sữa. Theo đó, sữa tươi thanh trùng/tiệt trùng là sản phẩm được chế biến chủ yếu từ sữa tươi nguyên liệu (sữa tươi nguyên liệu chiếm tối thiểu 90% tính theo khối lượng sản phẩm cuối cùng). Sản phẩm này có thể bổ sung các thành phần khác nhưng không nhằm mục đích thay thế các thành phần của sữa, đã qua thanh trùng/tiệt trùng.
Sữa hoàn nguyên là sản phẩm dạng lỏng thu được bằng cách bổ sung một lượng nước cần thiết vào sữa bột hoặc sữa cô đặc để tái lập tỷ lệ nước và chất khô thích hợp của sữa hoặc thu được bằng cách kết hợp chất béo sữa và chất khô không béo của sữa, có thể bổ sung nước để thu được thành phần thích hợp của sữa.
Sản phẩm này có thể bổ sung các thành phần khác nhưng không nhằm mục đích thay thế các thành phần của sữa, đã qua thanh trùng/tiệt trùng. Thành phần sữa hoàn nguyên chiếm tối thiểu 90% tính theo khối lượng sản phẩm cuối cùng.
Dùng sữa loại nào?
Theo chị Nguyễn Thu Hồng (phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho biết: “Nếu chọn giữa sữa tươi với sữa hoàn nguyên thì chắc chắn tôi sẽ chọn sữa tươi cho cả gia đình bởi lẽ sữa tươi chắc chắn sẽ tốt hơn, cái gì tươi chả tốt”.
Cùng quan điểm, chị Bùi Thị Ly (phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết: “Sữa hoàn nguyên được xử lý dưới nhiệt độ cao hơn thì các chất dinh dưỡng nó cũng mất đi nhiều. Và loại sữa bột người ta đem ra pha lại chúng tôi cũng không biết được nó là loại sữa gì, có đảm bảo hay không?”.
Quan niệm của chị Hồng và chị Ly cũng là quan điểm chung của rất nhiều người tiêu dùng khi lựa chọn sữa cho gia đình. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, một loại sữa chỉ thực sự tốt khi nó được sử dụng đúng đối tượng, đúng mục đích. Có người sử dụng sữa tươi sẽ tốt hơn nhưng có người sử dụng sữa hoàn nguyên lại tốt hơn.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh - Viện Công nghệ sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội cho biết: “Về mặt dinh dưỡng, sữa tươi và sữa hoàn nguyên không khác nhau nhiều. Bởi lẽ các loại sữa tươi được xử lý ở nhiệt độ thấp nên vẫn giữ được những chất dinh dưỡng cần thiết nhưng cũng đòi hỏi sự bảo quản nghiêm ngặt hơn.
Còn sữa hoàn nguyên do bị xử lý ở nhiệt độ cao 2 lần, khiến hàm lượng vitamin mất đi rất nhiều. Để bù đắp, nhà sản xuất phải bổ sung thêm lượng vitamin và khoáng chất.
Tuy nhiên, sữa hoàn nguyên được sản xuất theo những quy chuẩn rõ ràng, công nghệ có kiểm soát chứ không chỉ đơn giản lấy sữa bột trộn với nước để hoàn nguyên như cách diễn đạt thông thường. Nhờ vậy mà nhà sản xuất có thể bổ sung thêm một số dưỡng chất, DHA, hương vị trái cây, hương vị dâu… vào sữa hoàn nguyên giúp dễ uống. Mùi, vị, màu cũng là các yếu tố quan trọng đối với ăn uống”.
Chuyên gia này cũng cho biết thêm, sữa tươi thanh trùng hoặc tiệt trùng không nên cho trẻ nhỏ dưới 18 tháng tuổi sử dụng vì khả năng gây dị ứng cho trẻ là khá cao.
“Tùy theo thể trạng, tùy loại bệnh tật mà người tiêu dùng có thể chọn những sản phẩm sữa khác nhau. Có trường hợp dùng sữa hoàn nguyên sẽ hợp nhưng cũng có trường hợp dùng sữa tươi lại hợp hơn. Do vậy, người tiêu dùng khi lựa chọn sữa nên chú ý đến tuổi tác, hoàn cảnh, điều kiện kinh tế... để lựa chọn sản phẩm thích hợp cho gia đình mình.
Trong trường hợp đặc biệt như chú trọng đến một giai đoạn sức khỏe nào đó, điều trị chẳng hạn, hoặc tình trạng cơ thể hấp thu loại sữa, cần lấy tư vấn của bác sĩ dinh dưỡng” PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh đưa ra lời khuyên đến người tiêu dùng.
Cách đơn giản để nhận biết giữa sữa tươi và sữa hoàn nguyên là khi tìm mua sữa, người tiêu dùng hãy đọc kỹ bảng mô tả thành phần sản phẩm. Trong bảng thành phần sản phẩm của sữa tươi có ghi rõ loại nguyên liệu sữa được sử dụng là: Sữa bò tươi, sữa tươi, sữa tươi nguyên kem hoặc sữa tươi tách béo…
Còn trong bảng thành phần của sữa hoàn nguyên, sữa hỗn hợp có ghi rõ loại nguyên liệu được sử dụng là: Nước, sữa bột, sữa bột tách béo... Ngoài ra, bạn cũng nên chọn sữa của những thương hiệu uy tín được nhiều người tin dùng sẽ đảm bảo chất lượng sữa mình mua hơn.
Home
thực phẩm chức năng
KHÁM BỆNH ONLINE HỎI ĐÁP DỊCH VỤ Y THUỐC BỆNH THƯỜNG GẶP DANH BẠ Tìm kiếm Dinh dưỡng Sữa tươi hay sữa hoàn nguyên tốt cho sức khỏe?
KHÁM BỆNH ONLINE HỎI ĐÁP DỊCH VỤ Y THUỐC BỆNH THƯỜNG GẶP DANH BẠ Tìm kiếm Dinh dưỡng Sữa tươi hay sữa hoàn nguyên tốt cho sức khỏe?
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Bài viết phổ biến
-
Từ trước đến nay, đa phần chúng ta vẫn nghe theo một quan niệm sau: ăn nhiều rau, tập thể dục, và uống thuốc bổ - vitamin. Thực ra, quan niệ...
-
Khi đó, nước mắt nhân tạo có vai trò thay thế nước mắt tự nhiên, giúp bổ sung và duy trì độ ẩm cho bề mặt nhãn cầu, cải thiện tình trạng khô...
-
Theo khảo sát của Bộ Y tế tại gần 3.000 nhà thuốc, cứ 10 người mua thuốc kháng sinh thì có tới 9 người mua không theo đơn chỉ định của bác s...
-
Hầu hết, người đàn ông nào cũng phải trải qua việc xuất tinh sớm một vài lần trong đời. Nếu điều đó không thường xuyên thì chẳng có gì đán...
-
Riềng là một loại gia vị phổ biến cũng như gừng, tỏi, nghệ… Có 2 loại riêng: riềng thuốc hay cao hương khương, co khá (Thái), kim sung (Da...
-
Bệnh nhân đến khám tại Trung tâm Nam học, BV Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội) và được chỉ định làm siêu âm hệ tiết niệu - tuyến tiền liệt, xét ng...
-
Ung thư tuyến tiền liệt Đây là căn bệnh ung thư số một nam giới hay mắc phải và là kẻ giết người số 2 chỉ sau ung thư phổi. Ung thư tuyến ti...
-
Là một người đàn ông, có thể bạn đã nghe rất nhiều lời khuyên để bảo vệ sức khỏe sinh sản của mình: Không nên mặc quần lót quá chật, giữ máy...
-
Đa số thanh niên đến tuổi hoặc vừa qua tuổi dậy thì đều nổi mụn trứng cá ở mặt. Nổi mụn ở tuổi dậy thì là hiện tượng tự nhiên do sự phát t...
-
Nhưng trên thực tế, có khoàng 70% nam giới là giả xuất tinh và nguyên nhân thường gặp như sau. Không tạo ra khoái cảm tình dục cho phụ nữ Ch...
Labels
ảnh
bài thuốc
bài thuốc dân gian
bệnh lây nhiễm
cường dương
đàn ông
đau bụng dưới
đau bụng kinh
đông y
gia đình
Hormone
kinh nguyệt
mãn kinh
nam giới
nội tiết nữ
nữ giới
phụ khoa
phụ nữ
rau củ chữa bệnh
recent
sinh sản
sống khỏe
tây y
thụ thai
thuốc tây
thực phẩm chức năng
tình dục
tránh thai
tuyến tiền liệt
viêm âm đạo
vitamin
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét